Triết Biếm và Cách mạng công nghiệp 4.0

Mấy tháng gần đây nhiều người nổi tiếng, bao gồm cả các lãnh đạo doanh nghiệp và cao hơn nữa, đề cập đến một thứ rất thời thượng: Cách mạng công nghiệp 4.0.

Như mọi người cũng đã biết, nền công nghiệp hiện đại khởi nguồn từ cuộc cách mạng thay sức người bằng sức máy. Lúc đầu là máy hơi nước, sau là động cơ đốt trong, và gần đây là động cơ điện. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, còn gọi theo kiểu phiên bản phần mềm là cách mạng 1.0.

Sau đó còn nhiều cuộc cách mạng khác, có thể tóm lược đại khái: dây chuyền sản xuất hàng loạt (mass production, tức 2.0) rồi đến tự động hóa (automation, tức 3.0). Đến nay tạm được coi là đang bắt đầu cách mạng 4.0. Trong cuộc cách mạng này thì robotics (một hình thức tự động hóa ở level max) được kết hợp với trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt là AI).

Trí tuệ nhân tạo từ khía cạnh công nghệ, thì hoàn toàn là … công nghệ. Nó là học máy (machine learning), là học sâu (deep learning), là dữ liệu lớn (big data). Nói chung là liên quan đến thuật toán, lập trình, và các bộ vi xử lý.

Nhưng nhìn từ khía cạnh xã hội, khía cạnh tiến hóa, thậm chí từ đạo đức, thì câu hỏi Trí tuệ nhân tạo có thể phát triển đến đâu, và tác động lên loài người thế nào lại vượt ra ngoài khả năng trả lời của công nghệ.

Nhiều người tin rằng trí tuệ nhân tạo không phải là …trí tuệ, và khó có khả năng đạt đến level của trí tuệ con người. Bởi nó không có khả năng ý thức (consciousness) và tự nhận thức (self-awareness). Tức là dù trí tuệ nhân tạo có năng lực tính toán siêu việt, có thể học và dịch mọi ngôn ngữ, có thể đánh cờ thắng cả loài người, có thể chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị ung thư cực chuẩn; nhưng nó khó có được nhận thức được như một cô bé mẫu giáo, ví dụ như nhận thức về sự tồn tại của chính mình, sự tồn tại của cha mẹ sinh ra mình, ý thức được về niềm vui, nỗi buồn, và cả sự sinh tồn nữa.

Những vấn đề có vẻ như đau đầu nói trên, được diễn giải dễ hiểu và thú vị trong cuốn sách Làm quen triết học qua biếm họa (https://nhanamkinhte.com/…/lam-quen-triet-hoc-qua-biem-hoa…/).

Đoạn trích từ cuốn Làm Quen Triết Học Qua Biếm Họa (hình kèm theo dưới đây) là nói về Turing Test, một test để kiểm tra “trí tuệ” của máy tính.

Advertisements Share this:
Like this:Like Loading... Related