Phân biệt thuật ngữ Cánh Tả, Cánh Hữu

1. Nguồn gốc lịch sử của thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu”

Các từ mang tính chất chính trị “Cánh tả” và “Cánh hữu” được đặt ra trong thời kì Cách mạng Pháp (1789–1799), chỉ sự sắp xếp chỗ ngồi trong Quốc hội Pháp: những người ngồi bên trái thường phản đối chế độ quân chủ và ủng hộ cách mạng, bao gồm sự thiết lập của chế độ cộng hoà và sự tục hoá (phi tôn giáo)trong khi những người ngồi bên phải ủng hộ các thể chế truyền thống của Chế độ Cũ. Việc dùng từ “Cánh tả” trở nên phổ biến hơn sau sự phục hồi của chế độ quân chủ Pháp vào năm 1815.

Mặc dù vậy, nguồn gốc lịch sử này hầu như không có quá nhiều liên quan với khái niệm “cánh tả” và “cánh hữu” ngày nay, nó chỉ được coi là một cách gọi theo thói quen.

Cũng vì nguồn gốc lịch sử này mà phe cánh tả (leftwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa cấp tiến (Progressivism) và phe cánh hữu (rightwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa bảo thủ (Conservatism). Một nguyên nhân quan trọng khác của cách gọi này là do sự thiên vị của giới sử gia và truyền thông cánh tả nhằm bôi nhọ những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển mà ngày nay họ bị xem là thành phần “bảo thủ”. Tuy nhiên đây là cách gọi dễ gây hiểu lầm. Cả 2 xu hướng chính trị cánh tả lẫn cánh hữu đều có những khía cạnh cấp tiến và bảo thủ của riêng nó. Và một xu thế cấp tiến trong quá khứ có thể được coi là một xu thế bảo thủ trong tương lai. Vì vậy, để cho rõ ràng, tốt nhất chúng ta hãy cứ gọi 2 xu hướng chính trị này là cánh tả và cánh hữu.

Cánh tả, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên chủ nghĩa cào bằng (chủ nghĩa bình quân) với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhân, mức độ lao động và thường sử dụng công cụ là sự can thiêp của Nhà nước với nền kinh tế.  Các hệ tư tưởng thường được xem là cánh tả: chủ nghĩa tự do xã hội, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa vô chính phủ

Điều quan trọng, mặc dù lý tưởng là thế nhưng thực tế những chính sách can thiệp kinh tế của cánh tả lại gây hậu quả ngược đó là sự bất công lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng lại gia tăng. Các xu hướng cánh tả chính do giới giàu có nhất chi tiền thông qua 2 mảng truyền thông và giáo dục vận động nhằm can thiệp kinh tế (nhân danh bảo vệ người nghèo chẳng hạn) nhằm mục đích tối thượng là hạn chế khả năng vươn lên của người nghèo nhưng có năng lực sáng tạo, đổi mới để giữ vị trí của giới siêu giàu này càng lâu càng tốt

Cánh hữu, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng. Đồng thời cánh hữu cũng mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế.

2. Sự khác biệt về chính sách Kinh Tế

Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế.Cánh tả có xu hướng chống lại thị trường tự do. Cánh hữu ủng hộ thị trường tự do.Cánh tả muốn tăng thuế (đặc biệt là thuế đối với người giàu-một điều giới giàu lại cực thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác). Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên.

Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chính phủ vào phúc lợi, chính sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu nhìn chung muốn giảm chi tiêu chính phủ.

Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.

3. Khác biệt về chính sách chăm sóc sức khỏe:

Cánh tả ủng hộ các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ quát (ví dụ Obamacare) và tin rằng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ quát là quyền cơ bản của công dân.

Cánh hữu phản đối các chính sách chăm sóc sức khỏe phổ quát của chính phủ. Thay vào đó cánh hữu ủng hộ sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm tư nhân để nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân.   4. Quan điểm về người đồng tính:

Cánh tả ủng hộ hôn nhân đồng giới, hỗ trợ các đạo luật để bảo vệ cộng đồng LGBT.

Cánh hữu phản đối hôn nhân đồng giới.

Cánh tả muốn kiếm phiếu bầu nên ủng hộ hôn nhân đồng giới, hỗ trợ các đạo luật để bảo vệ cộng đồng LGBT nhưng cũng mưu cầu các lợi ích kinh tế phe nhóm khi các đạo luật được ban hành ra.

Cánh hữu phản đối hôn nhân đồng giới về mặt hình thức vì họ biết những rắc rối đằng sau đó như sửa đổi luật lệ nhằm can thiệp kinh tế có lợi cho các phe nhóm thiểu số nào đó. Người ta hay nói cánh hữu vì lý do tôn giáo nên chống hôn nhân đồng tính “cực đoan” nhưng sự thật không hoàn toàn là vậy. Như tại Mỹ, thành phần cử tri chủ chốt của đảng Cộng hòa (cánh hữu) là người theo Tin Lành chứ không phải Công giáo, trong khi Công giáo lại có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ (cánh tả) hơn, chưa kể thành phần sùng đạo “hạng nặng” là dân gốc Phi hay gốc Á đa số bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.

 

5. Quan điểm về Luật ID cử tri:

Cánh tả chống lại Luật ID cử tri với lý do luật này là gánh nặng cho các nhóm thu nhập thấp khiến họ bị tước quyền bầu cử.

Cánh hữu ủng hộ Luật ID cử tri với lý do luật này giúp nhận dạng cử tri nhờ đó chống lại việc gian lận trong bầu cử.

6. Về tự do ngôn luận:

Cánh tả nói chung chống lại tự do ngôn luận. Political correctness (dịch là “tế nhị chính trị” hoặc “đúng đắn chính trị”) là một đặc trưng của cánh tả. Hiểu một cách đơn giản thì thuật ngữ “tế nhị chính trị” là cách thức sử dụng từ ngữ mà cánh tả ép buộc và áp đặt lên tất cả mọi người để nhằm không làm tổn thương tâm hồn mong manh yếu đuối của các nhóm thiểu số (tôi nói thật, không đùa). Ví dụ không được phép gọi người da đen là người da đen, bạn phải gọi họ là người Mỹ gốc Phi thì nó mới đúng đắn chính trị. Hoặc bạn không được phép gọi gái mại dâm là gái mại dâm, cũng không được gọi là đĩ hay phò, mà bạn phải gọi họ là “công nhân tình dục”. Đó chỉ là 2 ví dụ đơn giản, thực tế cánh tả còn nghĩ ra vô số thuật ngữ còn quái đản hơn 2 ví dụ đó nhiều.

Cánh hữu nói chung ủng hộ tự do ngôn luận và chống lại Political correctness.

7. Khác biệt về ngoại hình:

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: phụ nữ cánh hữu đẹp và nữ tính hơn phụ nữ cánh tả, đàn ông cánh hữu mạnh mẽ và nam tính hơn đàn ông cánh tả.

Một nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Colleen Carpinella và Kerri Johnson xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học xã hội thực nghiệm (Journal of Experimental Social Psychology) được tiến hành trên các sinh viên đại học ở UCLA khi cho các sinh viên này xem hình ảnh của các nữ ứng cử viên của 2 Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Kết quả cho thấy các nữ ứng cử viên Đảng Cộng hòa được xem là xinh đẹp và nữ tính hơn. Các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành một thí nghiệm khác, nhưng lần này họ không sử dụng con người mà sử dụng phần mềm máy tính để đo lường các đặc điểm nữ tính và nam tính và cũng cho ra kết quả tương tự.

Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Thụy Điển và Phần Lan. Nghiên cứu so sánh kết quả bầu cử từ các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố tổ chức tại Phần Lan vào năm 2003 và 2004. Song song với đó họ tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến cho những người không phải người Phần Lan để xếp hạng sắc đẹp của 1357 ứng cử viên. Những người tham giao khảo sát không được cho biết về xu hướng chính trị của các ứng cử viên. Kết quả cho thấy các ứng cử viên cánh hữu được coi là có ngoại hình tốt hơn các ứng cử viên cánh tả.

8. Luân phiên kiểm soát Nhà trắng:

Đồ thị bên dưới cho thấy các giai đoạn kiểm soát Nhà trắng của cánh hữu (màu đỏ) và cánh tả (màu xanh) từ năm 1901 đến nay.

9. Điểm dễ nhầm lần: Sự khác nhau giữa chủ nghĩa tự do hiện đại (Liberal) và chủ nghĩa tự do cổ điển (Libertarian)

Liberal là chủ nghĩa tự do hiện đại (hay còn được gọi là “chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ) là một tư tưởng cánh tả ủng hộ tự do xã hội (phá thai, nữ quyền, hôn nhân đồng tính…) nhưng chống lại tự do kinh tế.

Libertarian là chủ nghĩa tự do cổ điển (hay còn được gọi là “chủ nghĩa tự do châu Âu) là một tư tưởng cánh hữu ủng hộ tự do kinh tế và tự do cá nhân.

Ở châu Âu chỉ có chủ nghĩa tự do cổ điển nên họ dùng từ Liberal để nói về chủ nghĩa tự do cổ điển.

Ở Hoa Kỳ có 2 loại chủ nghĩa tự do, Liberal được dùng để nói về chủ nghĩa tự do hiện đại nên người ta phải dùng 1 từ khác là Libertarian để nói về chủ nghĩa tự do cổ điển.

Sự khác biệt là rất lớn mặc dù cả 2 đều được gọi là chủ nghĩa tự do. Vì vậy lần sau nếu ai đó nói về chủ nghĩa tự do, bạn hãy hỏi rằng họ đang nói về Liberal hay Libertarian.

10. Đôi điều về phổ chính trị:

Có nhiều lý thuyết khác nhau về phổ chính trị, trong đó phổ biến nhất là mô hình 4 hình vuông và mô hình móng ngựa.

Mô hình 4 hình vuông sắp xếp các xu hướng chính trị trên một hình vuông được chia ra bởi trục hoành (cánh tả – cánh hữu) và trục tung (độc tài – tự do) như hình dưới

Một số người cho rằng mô hình 4 hình vuông không mô tả chính xác phổ chính trị nên họ đề nghị sử dụng mô hình móng ngựa để thay thế.

Những người ủng hộ mô hình móng ngựa cho rằng chính trị không phải là 1 phổ tuyến tính mà phân bố thành hình móng ngựa. Cánh tả phân bô từ cánh tả độc tài tới cánh tả tự do, tương tự cánh hữu cũng phân bố từ cánh hữu độc tài tới cánh hữu tự do.

-Cánh tả độc tài (cộng sản) (nằm ở cực trái của móng ngựa)

-Cánh tả tự do (liberalism/tự do hiện đại/tự do Hoa Kỳ)

-Cánh hữu tự do (libertarianism/tự do cổ điển/tự do châu Âu)

-Cánh hữu độc tài (phát xít/chủ nghĩa quốc gia xã hội) (nằm ở cực phải của móng ngựa)

Đảng Dân chủ nằm ở khoảng giữa Cánh tả độc tài và Cánh tả tự do trong khi Đảng Cộng hòa nằm ở khoảng giữa Cánh hữu độc tài và Cánh hữu tự do.

Tác giả: Woody Übermensch – Ohay TV

Xem thêm nội dung về Cánh Tả, Cánh hữu tại link website: http://www.phantichkinhte123.com/2017/08/habermas-huong-en-su-phan-cuc-dan-chu.html

Advertisements Share this:
Like this:Like Loading...